0

Mụn Là Gì

- Dưới bề mặt da chúng ta có các tuyến bã nhờn -  là các tuyến ngoại tiết siêu nhỏ tiết ra một chất nhờn hoặc sáp, nằm ở lớp trung bì bên cạnh các sợi nang lông.

- Tuyến bã nhờn xuất hiện khắp nơi trên cơ thể ngoại trừ lòng bàn tay, bàn chân và tập trung nhiều nhất ở mặt, ngực và phần trên của lưng, đây cũng chính là những vùng thường xuất hiện mụn nhất.

- Bã nhờn được tiết ra thông qua các sợi nang lông nhằm giúp cho da mềm mịn hơn, không bị thấm nước và hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy mà hiện tượng da tiết nhờn là điều hết sức bình thường và mang lại công dụng tốt đối với da của bạn.

- Tuy nhiên đôi khi dưới sự tác động của các hormone làm cho tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tăng tiết, bên cạnh đó là các nang lông gặp tình trạng sừng hóa - nghĩa là lớp Keratin bên ngoài bề mặt da tích tụ và tạo thành các mảng da thô ráp, sần sùi hay lỗ nang lông bị tắc nghẽn do các mảnh tế bào chết ko được loại bỏ kĩ làm cho bã nhờn ngày càng tích tụ nhiều hơn dưới bề mặt da, và từ đó mụn dần dần được hình thành.

- Nhắc đến mụn thì phải nhắc đến Vi khuẩn P. acnes - một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho tình trạng mụn trên da tệ hơn.
Nguồn thức ăn chính của chúng là dầu nhờn, khi dưới lỗ chân lông xuất hiện một lượng lớn dầu thừa thì đây chính là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi và nếu sinh sôi đến một mức độ nhất định sẽ gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ hoặc nặng hơn là mụn bọc.

Nguyên nhân gây mụn.

- Di truyền là một trong những yếu tố hàng đầu trong việc quyết định da có nhạy cảm với mụn hay không. Nếu gia đình bạn có ‘tiền sử sống chung với mụn thì khả năng cao bạn cũng khó thoát khỏi nó.

- Nghiên cứu thành phần dầu trên da người bị mụn và người bình thường cho thấy hàm lượng Axit Béo trên da mụn là cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt Linoleic Axit (Omega-3) trên da cũng gây yếu da và khiến da dễ nổi mụn hơn.

- Thiếu Kẽm (Zinc) - Kẽm là một vi chất cần thiết cho cơ thể, sự thiếu hụt Kẽm có mối liên hệ cao với sự hình thành mụn trên da. Cung cấp đủ Kẽm sẽ giúp giảm sưng phù, ngăn chặn vi khuẩn P. Acne phát triển, điều hoà hóc môn Androgens từ đó cải thiện tình trạng mụn. Biểu hiện của sự thiếu kẽm gồm có: suy giảm trí nhớ, tiêu chảy, thưa tóc, mỏng tóc, nổi nhiều mụn, dễ bị dị ứng đồ ăn và môi trường,…

- Lớp màng bảo vệ da bị hư hại.

- Nội tiết tố thay đổi (đặc biệt là ở tuổi dậy thì, trong thời gian mang thai, chu kỳ kinh nguyệt).

- Các thao tác gây kích ứng như cọ xát mạnh với quần áo, khấu trang, mũ bảo hiểm,.. bóp nắn, nặn những nốt mụn không đúng cách, kéo dãn, đè nén, tạo áp lực quá mạnh trên da.

- Mỹ phẩm - một số người thường bị kích ứng với một số thành phần có trong kem chống nắng, sản phẩm chăm sóc tóc hoặc các sản phẩm có gốc dầu.

- Mắc các bệnh lý như: rối loạn chức năng của đường tiêu hóa; rối loạn nội tiết tố và nột tiết tố sinh sản trong các tường hợp như PCOS, lạc nội mạc tử cung, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường - đối với các trường hợp này mọi người nên duy trì chế độ ăn những thực phẩm có chỉ số GI thấp (Glycaemic Index là một chỉ số cho biết tốc độ làm tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm chứa bột đường).

- Sử dụng các thuốc dùng toàn thân.

- Theo chuyên gia, các thuốc dùng toàn thân có thể gây nổi mụn như: Glucocorticoid, Steroid tăng đồng hóa (Anabolic Steroid như Durabolin), các Vitamin nhóm B, thuốc chống động kinh, Lithium, Isoniazid, Quinidin, Azathioprin, Cyclosporin, Etretinat (thuốc trị bệnh vẩy nến)... Cần phân biệt chẩn đoán mụn trứng cá do thuốc với mụn trứng cá thông thường, viêm nang lông...

- Stress và các thức ăn nhiều dầu mỡ, dung nạp nhiều Gluten, Lactose,.. không chỉ sẽ gây nên mụn trứng cá mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

- Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng Mặt Trời gây nên mụn, tia UV có thể gây ra tình trạng oxy hóa đối với màng lipid của da. Bã nhờn là chất sáp được cấu thành từ Triglycerides, acid béo và các chất béo khác. Trong đó Squalene và Linoleic acid liên quan nhiều nhất đến mụn.

- Squalene có tác dộng thiết yếu đến sức khỏe da, giúp tăng cường độ ẩm của da, thúc đẩy tính đàn hồi, hỗ trợ chữa bệnh và giảm viêm cũng như kích ứng da. Vì lý do đó rất nhiều sản phẩm chăm sóc da có chứa Squalene.

- Tuy nhiên chất này có tác dụng phụ là khi bị oxy hóa sẽ trở thành Squalene Preoxide >>> một chất gây hại cho da, gây ra mụn hoặc làm bít tắc lỗ chân lông.

21.05.2020

- Mụn vùng chữ T: chức năng tuần hoàn kém, tuổi dậy thì, sử dụng các thức uống như cà phê, rượu.

- Mụn ở má: vi khuẩn từ điện thoại của bạn, thường xuyên chạm tay lên mặt, hút thuốc, chăn nệm, ga gối không được thay mới, vệ sinh thường xuyên.

- Mụn ở cằm, quai hàm, cổ: thức ăn có nhiều đường và tinh bột, nấm Candida, Hormone.

Phân loại mụn.
1. Mụn không sưng.

- Mụn đầu đen: khi lỗ chân lông mở, dầu/ bã nhờn tắc nghẽn ở lỗ chân lông bị đẩy lên bề mặt da và tiếp xúc với không khí, nó sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen. Chính vì vậy mà nguyên nhân gây mụn đầu đen không phải do bụi bẩn tắc nghẽn ở lỗ chân lông như mọi người thường lầm tưởng.

20.5.2020_1

- Mụn đầu trắng: khi lỗ chân lông đóng, dầu nhờn, vi khuẩn kẹt dưới da tạo ra đốm mụn đầu trắng.

20.5.2020_2

*** Mụn đầu đen và đầu trắng thường có thể lưu lại dưới da trong một thời gian dài, đến khi thành nang bị vỡ sẽ dễ gây viêm, hình thành mụn sưng viêm

2. Mụn sưng.

- Mụn đỏ: dạng nhân trứng cá bị viêm, mụn này tương đối nhỏ, có dấu hiệu sưng đỏ, thường được phát triển từ mụn đầu đen hoặc đầu trắng.

20.5.2020_3

- Mụn mủ: là tình trạng mụn đỏ bị viêm nặng hơn, bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn sưng to và đau nhức hơn, tuy nhiên do chỉ mới viêm đến lớp nang lông, nên mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều như mụn bọc.

20.5.2020_4

- Mụn dạng nang, mục bọc, viêm nặng: thường có kích thước lớn (hơn 5mm), sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da gây nên mụn bọc và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

20.5.2020_5

*** Giải pháp đối phó với mụn phổ biến hiện nay là sử dụng các chất tiêu sừng như: Benzoyl Peroxide (BP), Retinoids, Isotretinoin, Azelaic Axit, Salicylic Axit, Sulfur, Glycolic Axit và Resorcinol; trong đó các chất có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất là BP, Retinoids, Glycolic Axit và Salicylic Axit.

Mụn nội tiết là gì ???

- Mụn do nội tiết tố nằm trong số 34 triệu chứng của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh rất có thể xuất hiện mụn và các vết thâm mụn gần cằm, hàm và miệng, nhưng mụn cũng có thể xuất hiện ở ngực và lưng. Đối với một số phụ nữ, mụn do nội tiết có dạng mụn đầu đen, mụn đầu trắng và mụn nhỏ, mụn viêm... ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm: vùng dưới cùng của má, xung quanh xương hàm. Các nang hình thành sâu dưới da và nổi lên bề mặt. Những vết sưng này thường mềm khi chạm vào.

29.05.2020


- Mụn nội tiết gắn liền với sự thay đổi trong hormone của bạn. Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong giai đoạn dậy thì mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T (trán, mũi và cằm)

- Còn trong thời kỳ mãn kinh hay nói chính xác hơn là giai đoạn tiền mãn kinh mức độ của các nội tiết tố nữ bao gồm Estrogen giảm dần, nhưng nồng độ Androgen – hormone sinh dục nam mà mỗi phụ nữ cũng có nhiều hơn bình thường. Một trong những chất mạnh nhất của Androgen là Testosterone, thường gây ra tình trạng mụn nội tiết trong thời kỳ này.

- Điều này chủ yếu là do Testosterone không còn đối trọng nữa bởi Estrogen. Khi nồng độ Testosterone tăng lên, tuyến bã nhờn của da bị suy yếu. Trên thực tế, da bắt đầu sản xuất bã nhờn dư thừa (một chất nhờn có thể chặn lỗ chân lông), bởi sự tái tạo tế bào chậm lại ở da già. Khi các tế bào da dư thừa dầu và tích tụ, lỗ chân lông bị tắc nghẽn bời bã nhờn dẫn đến viêm và nhiễm trùng.


- Thông thường, mụn nội tiết ở thời kỳ mãn kinh là một tình trạng rất khó chịu nhưng sẽ biến mất một khi người phụ nữ ổn định mức độ hormone sau mãn kinh.

* Các sản phẩm dưỡng da điều trị mụn:

1. Các dòng Sữa Rửa Mặt làm sạch sâu, kiểm soát dầu, bã nhờn hiệu quả của Biologique, GlamGlow, Origins, Skinceuticals...

2. Các dòng Toner Làm Sạch kết hợp với Toner Nhóm Dưỡng giúp làm dịu các vùng mụn sưng viêm,...của Biologique, GlamGlow, Clarins, Darphin, Origins, SKII, Skinceuticals...

3. Biologique Recherche Complexe Iribiol

4. Biologique Recherche Dermopore

5. Biologique Recherche Dermopurifiante 

6. Biologique Recherche Placenta

7. Biologique Recherche Emulsion Gel Biosensible 

8. Biologique Recherche Masque Vivant

9. SkinCeuticals Blemish + Age Defense

* Chế độ dinh dưỡng dành cho da mụn:

- Khi thức dậy, bạn hãy uống một ly nước nhỏ để đánh thức các bộ phận trong cơ thể sau một giấc ngủ dài.

- Chế độ ăn kiêng Glycemia Index (GI) thấp sẽ ngăn chặn đáng kể việc sản xuất Insulin, hỗ trợ trong việc giảm thiểu sản xuất Andorgen - một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng mụn mãn tính. Duy trì chế độ ăn đơn giản, chỉ sử dụng một nguồn protein cho mỗi bữa ăn, với các món ăn ít chất béo và thực phẩm GI thấp.

- Các loại thực phẩm chứa GI thấp: lúa mì, kiều mạch, hạt kê, yến mạch, quinoa, hạt teff, khoai lang, gạo lức, các loại rau không chứa tinh bột (bí, cà tím, nấm, cà chua, ớt, măng tây và các loại bắp cải), các loại quả mọng... Duy trì dinh dưỡng chứa Vitamin A, E, Vitamin nhóm B, cũng như các khoáng chất: Kẽm, Magie, Canxi,... các Axit Béo thiết yếu như: Omega 3, các chất béo không bão hòa đơn: hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, dầu Ôliu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu hạt nho, bơ dừa, bơ hạnh nhân, bơ đậu phộng, quả hạch và quả bơ sẽ giúp giữ cho da khỏe hơn và thúc đẩy giải độc da tự nhiên và phục hồi.

- Các chất thải độc có khả năng ngăn ngừa mụn như: tảo xoắn, tảo tiểu cầu,...

- Tránh dùng các loại thực phẩm chứa GI cao: chuối, chà là, trái cây khô,...

- Không dung nạp Gluten, Lactose, Casein, đồ ăn vặt (bánh quy, chocolate, khoai tây chiên, soda...)

*** Sau khi điều trị mụn, thông thường da sẽ để lại các vết thâm làm da không đều màu, mất thẩm mỹ trên khuôn mặt của bạn. Routine chăm sóc da cũng vì thế mà cần thay đổi vài sản phẩm để phù hợp. Không phải sản phẩm trị mụn nào cũng đi kèm giảm thâm sau mụn, nhiều chị em lầm tưởng nên sau mụn dùng mãi ko thấy hết thâm là vì thế. 

** Và sau đây là năm bước cải thiện các vết thâm sau mụn:

1. Tránh dùng các sản phẩm dễ gây kích ứng da (tẩy tế bào chết hạt to sẽ tạo nhiều ma sát trên da, các loại tinh dầu, các thành phần có hoạt tính mạnh, sản phẩm có chứa chất tạo mùi hoặc một số sản phẩm chăm sóc da tự điều chế tại nhà)

2. Dưỡng ẩm.

3. Dùng Salicylic Axit (BHA) để làm sạch sâu và tẩy tế bào chết cho da.

4. Dùng các sản phẩm có thành phần Niacinamide và Retinol.

5. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên.

28.05.2020

Ý kiến bạn đọc
Liên hệ qua Facebook