Tăng sắc tố là gì ???
- Tăng sắc tố không nhất thiết là một tình trạng mà là một thuật ngữ mô tả làn da bị tối màu, nó có thể là những mảng sậm màu, phẳng trên da, có màu nâu nhạt hoặc đen và có kích thước, hình dạng khác nhau.
- Mặc dù tăng sắc tố thường không có hại nhưng lại gây mất thẩm mỹ cho người đang mắc phải tình trạng này.
Nguyên nhân tăng sắc tố da.
- Tăng sắc tố là kết quả trực tiếp của sự gia tăng mức độ hormone trong cơ thể của bạn dẫn đến tăng tổng hợp Melanin do tiếp xúc ánh nắng Mặt Trời quá nhiều. Sự khác biệt về tông màu và các đốm sắc tố được tạo ra do sự điều tiết sai lệch của bài tiết Melanin và phân phối Melanin không đồng đều. Hiện tượng tự nhiên này tiến triển theo thời gian và có 60% các trường hợp là do tiếp xúc với tia UV.
- Các nguyên nhân khác của sắc tố da hoặc tăng sắc tố là do yếu tố di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, mang thai và rối loạn nội tiết (tuyến giáp) hoặc rối loạn chức năng gan. Hơn nữa, một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện chung của da và nước da là: lối sống, loại da, hút thuốc,...
- Một số loại thuốc có thể gây tăng sắc tố (thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố, kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc trị sốt rét,...) Ngoài ra, một số loại thuốc hóa trị cũng có thể tăng sắc tố là tác dụng phụ.
- Một số bệnh nội tiết hiếm gặp như Addison có thể gây tăng sắc tố rõ rệt nhất, ở các vùng: mặt, cổ, tay, khủy tay, đầu gối.
- Trong một số trường hợp các vùng tăng sắc tố sẽ tự mờ đi khi được chống nắng tốt. Còn có trường hợp khác cần được điều trị tích cực và không có gì đảm bảo rằng các đốm đen sẽ mờ dần hoàn toàn ngay cả khi điều trị.
Các loại tăng sắc tố.
- Có một số loại tăng sắc tố, những loại phổ biến là nám, các đốm đen và tăng sắc tố sau viêm da.
- Nám được cho là do thay đổi nội tiết tố và có thể phát triển trong thai kỳ. Nám có thể xuất hiện trên bất kỳ khu vực nào của cơ thể, nhưng thường xuất hiện phổ biến ở mặt và dạ dày. Nội tiết tố nữ Oestrogen và Progesterone kích thích quá trình sản sinh Melanin quá mức khi da tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có thể làm mờ các vết nám đã xuất hiện trên bề mặt da và ức chế gốc nám bên trong khi dùng các sản phẩm dưỡng da nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn các gốc nám sâu trong lớp hạ bì. Đối với các làn da không sử dụng dưỡng da cũng như không bảo vệ da kỹ càng khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời thì sẽ xuất hiện các vết nám theo thời gian, đặc biệt khi bước qua tuổi trung niên hoặc khi mang thai ngày càng nhiều và không loại bỏ được.
- Các đốm đen còn được gọi là tàn nhang do bạn phơi nắng, tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời quá lâu, chúng xuất hiện dưới dạng đốm trên các khu vực tiếp xúc ánh nắng Mặt Trời (bàn tay, mặt,...)
- Tăng sắc tố sau nhiễm khuẩn hoặc viêm là kết quả của chấn thương hoặc viêm da hay còn gọi là vết thâm. Triệu chứng thường xuất hiện sau khi lành mụn, hoặc sau các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị bằng laser...
Cách điều trị tăng sắc tố da.
- Dùng thuốc theo toa có sự chỉ định của bác sĩ da liễu, thuốc này thường chứa Hydorquinone giúp làm sáng da, tuy nhiên nếu điều trị kéo dài có thể gây sạm da nên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ da liễu cách dùng thuốc để không gây ra tác dụng phụ.
- Sử dụng Retinoids cũng hỗ trợ làm sáng các đốm đen của da.
* Cả hai loại thuốc này có thể mất một vài tháng để làm sáng.
- Bác sĩ cũng có thể đề nghị điều trị bằng laser hoặc peel da giảm nám, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng sắc tố và cần theo dõi ở nơi uy tín và đảm bảo.
- Cần duy trì sức khỏe của gan - là bộ phận có khả năng thải độc xử lý và methyl hóa các hormone và độc tố dư thừa trong cơ thể. Làm sạch gan và không có độc tố sẽ giúp da sáng hơn.
- Để giảm sự xuất hiện của việc tăng sắc tố da thông qua chế độ ăn uống là giải quyết sự mất cân bằng nội tiết tố và quan trọng nhất là chức năng gan, duy trì giải phóng Glucose. Thực hiện chế độ ăn không đường, sử dụng các thực phẩm như: khoai lang, yến mạch, quinoa, rau dền, gạo lức, kiều mạch, hạt Teff, hành, tỏi, bắp cải trắng/ tím, bông cải xanh, các loại rau xánh, đậu, cá... Đặc biệt, tránh sử dụng các loại thực phẩm và nước uống có chứa Carbohydrate cao và chất béo bị oxy hóa (dầu để lâu,...), giảm đáng kể việc sử dụng rượu và cafe.
- Sử dụng các loại dưỡng da làm sáng và đều màu có chứa thành phần: Arbutin, Glycolic Axit, Salicylic Axit, Kojic Axit, Latic Axit, Retinol, Vitamin C... Đặc biệt, Kem Chống Nắng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện hầu hết các nguyên nhân gây tăng sắc tố. Sử dụng Kem Chống Nắng có SPF ít nhất 30 hằng ngày và cần bôi trước khi ra ngoài 15-30 phút, nên dặm lại sau mỗi 2 giờ nếu bạn tiếp xúc ánh nắng Mặt Trời thường xuyên hay bạn đổ mồ hôi hoặc bơi lội.
* Ngoài ra còn có các rối loạn da mà có thể nhìn thấy rõ chẳng hạn như nám, thì hãy tìm một loại Kem Chống Nắng Khoáng Chất sử dụng hằng ngày và đội mũ, mặc quần áo chống nắng tốt.
* Tránh ánh nắng Mặt Trời vào thời điểm hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Các sản phẩm dưỡng da phù hợp điều trị tăng sắc tố da.
1. Các dòng sản phẩm chứa Vitamin C của Skinceuticals (CE Ferulic, CF Phloretin, C + AHA,...) Serum Discoloration, Kem Dưỡng SkinCeuticals Advanced Pigment Corrector hoặc các sản phẩm thuộc dòng Dr.Weil MegaBright for Origins hay Dr.Dennis, Drunk Elephant đều có các sản phẩm giúp làm sáng và đều màu da.
2. Lait VIP O2/ Lait E.V. làm sạch da một cách dịu nhẹ, để lại một làn da đủ ẩm và tươi sáng sau khi rửa mặt.
3. Lotion P50 PIGM 400 giúp điều chỉnh lượng bã nhờn dư thừa, thanh lọc, giữ ẩm và duy trì độ pH của da. Công thức này đã thêm các hoạt chất làm sáng và các chất chống oxy hóa cho da, giảm kích thước của các hắc sắc tố và ngăn chúng xuất hiện.
4. PIGM 400 với thành phần tập trung 6 hoạt chất làm sáng da cũng như ngăn ngừa và làm giảm sự xuất hiện của các đốm nâu hiện có, ngăn chặn sự xuất hiện của các đốm sắc tố làm giảm cường độ của các đốm nâu hiện có, làm cho đều màu hơn. Tác động đến quá trình phát sinh Melanin và kích thích phá vỡ Lipofuscin.